Học tiếng Anh phỏng vấn du học cần cả một quá trình chuẩn bị sâu rộng và đầy đủ để đảm bảo tối ưu khả năng vượt qua bài phỏng vấn visa của nhân viên lãnh sự quán. Tuy nhiên, ở trong phòng phỏng vấn, dù thí sinh có giỏi ngôn ngữ tới chừng nào cũng phải luôn luôn nhớ tới 7 điều cấm kỵ không được phép sai phạm.
1. Tiếng Anh phỏng vấn visa đi du học có khó không?
Trên thực tế các câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh du học thực chất không quá khó bởi chúng là những câu hỏi vô cùng quen thuộc mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy và thậm chí sở hữu sẵn cả form trả lời từ Internet.
Học tiếng Anh phỏng vấn du học thường có chủ đề xoay quanh một số lĩnh vực liên quan tới kế hoạch học tập, làm việc sau khi ra trường và khả năng tài chính của gia đình. Phần lớn những người xin visa du học đã sở hữu một trong các loại chứng chỉ tiếng Anh như TOEIC, CEFR, TOEFL hay phổ biến nhất là IELTS để đáp ứng yêu cầu ghi danh từ ngôi trường sắp sửa theo học – vì thế, họ có một trình độ ngoại ngữ vừa đủ để có thể dễ dàng trả lời các câu hỏi tiếng Anh phỏng vấn visa đi du học.

2. 7 điều cấm kỵ khi bước vào phòng phỏng vấn visa?
Theo số liệu báo cáo từ Lãnh sự Mỹ tại Tp. Hồ Chí Minh vào đầu năm 2018 về việc xin cấp visa Hoa Kỳ lần đầu thì tỷ lệ từ chối lên tới 35,1%, tức là cứ 3 người có tham gia phỏng vấn sẽ có 1 người rớt. Điều này cho thấy đây không phải một cuộc may rủi. Để có thể thi đỗ thí sinh phải tích cực chuẩn bị, từ chăm chỉ học tiếng Anh phỏng vấn du học tới tích cực luyện rèn các kỹ năng phản ứng và kiến thức chung. Thậm chí, dù bạn có giỏi giang tới cỡ nào thì trong phòng phỏng vấn cũng luôn luôn phải nhớ tới 7 điều cấm kỵ không được phép mắc phải sau:
Thứ nhất, không trau chuốt cho ngoại hình
Nếu như lãnh sự quán gọi điện tới để phỏng vấn thì bạn chỉ cần quan tâm tới cách nói năng, phản xạ, giao tiếp cùng ngữ điệu của mình mà không cần xem xét tới bộ đồ ngủ đang mặc trên người, hàm răng chưa chải hay mái tóc lù xù vừa ngủ dậy. Tuy nhiên, tại ngày phỏng vấn trực tiếp tại Lãnh sự quán, học tiếng Anh phỏng vấn du học giỏi thôi chưa đủ mà bạn còn phải trau chuốt cho ngoại hình của bạn. Dĩ nhiên cũng không cần thiết phải quá cầu kỳ, bạn chỉ cần ăn mặc lịch sự gọn gàng, đầu tóc sạch sẽ và tâm thế tự tin, nụ cười trên môi luôn hé nở là đã đủ rồi!
Thứ hai, sử dụng sai ngôn ngữ cơ thể
Như đã đề cập ở trên thì bên cạnh khả năng tiếng Anh và ngoại hình lịch sự gọn gàng – ngôn ngữ hình thể, nét mặt cử chỉ cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng tạo nên buổi phỏng vấn thành công. Một vài kinh nghiệm hình thể bạn cần tránh xa để gây ấn tượng và tạo hình ảnh đẹp với giám khảo bao gồm:
- Không bắt chéo tay ở sau lưng – điều này cho thấy sự cứng nhắc hoặc có điều gì cần che giấu.
- Cắn móng tay – thể hiện sự lo lắng, bồn chồn.
- Đảo mắt liên tục – thể hiện sự lo âu hoặc thiếu thẳng thắn.
- Khoanh tay trước ngực – tạo cảm giác phòng thủ thiếu cởi mở.

Thứ ba, trả lời theo kiểu học thuộc lòng
Nhiều thí sinh học tiếng Anh phỏng vấn du học sẽ cố gắng học thuộc những nội dung về các chủ đề liên quan trên Internet. Tuy nhiên, phong cách “học thuộc bài” không cảm xúc, không biểu cảm hoặc sáo rỗng, hời hợt kiểu này thường sẽ rất nhanh chóng bị phát hiện bởi hội đồng xét tuyển vốn dĩ đã quá dạn dày kinh nghiệm
Thứ tư, trả lời không trung thực
Nếu bạn còn chưa biết, thì thiếu trung thực trong khai hồ sơ là điều cấm kỵ lớn nhất của thí sinh ngày phỏng vấn xin visa. Một số lỗi thiếu trung thực đáng tiếc và phổ biến nhất có thể kể tới là giả mạo hồ sơ tài chính và dối trá trong quan hệ thân quyến. Rõ ràng việc dối trá sẽ phần nào ảnh hưởng tới tâm lý của bạn, và một khi bị phát hiện thì đây là lỗi tối kỵ có thể vĩnh viễn khiến bạn bị từ chối visa du học.
Thứ năm, trả lời quá phụ thuộc vào lời khuyên của tư vấn viên
Hầu hết các công ty du học hiện nay đều có dịch vụ hỗ trợ thí sinh học tiếng Anh phỏng vấn du học. Tuy nhiên, đừng nên lệ thuộc hoàn toàn vào hướng dẫn của người tư vấn bởi lẽ vai trò của họ chỉ là định hướng – cung cấp thông tin về các câu hỏi thường gặp cũng như kinh nghiệm trả lời. Họ không ở trong hoàn cảnh của bạn, cũng như không thể ngồi cạnh bên nhắc nhở bạn trong ngày phỏng vấn. Vì vậy, hãy tự tin đồng thời chuẩn bị kỹ càng về kiến thức lẫn tâm lý để có thể tự mình hoàn thành thật tốt, không thiếu, không thừa.
Cuối cùng, tranh luận thiếu thân thiện với nhân viên lãnh sự
Tranh cãi chưa bao giờ là điều tốt, trong cuộc sống đã vậy mà trong buổi phỏng vấn với nhân viên Lãnh sự quán còn quan trọng hơn. Nếu chưa thể thuyết phục được giám khảo, hãy bình tĩnh vận dụng hết kiến thức và kỹ năng từ việc học tiếng Anh phỏng vấn du học của mình để đưa ra những lý lẽ sắc sảo hơn. Trong một số trường hợp, giám khảo sẽ đưa ra những câu hỏi mẹo để kiểm tra sự tự tin và tâm lý của bạn, nếu không khéo léo và thông minh điều chỉnh cảm xúc, bạn sẽ ngay lập tức đưa mình vào bẫy.
4. Học tiếng Anh du học ở đâu tại TP. HCM
Như đã nhắc tới ở trên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng tiếng Việt trong quá trình trả lời các câu hỏi phỏng vấn của Lãnh sự quán. Tuy nhiên, điều này sẽ không khiến bạn gây ấn tượng trong mắt ban giám khảo cũng như không cho thấy được đầy đủ rằng mong muốn du học của bạn lớn lao tới nhường nào.

Lúc này, khả năng Anh ngữ chính là “bí kíp” giúp bạn lấy lại sự tự tin, thoải mái thể hiện bản thân mình. Nếu bạn còn chưa biết nên học tiếng Anh du học ở đâu tại TP. Hồ Chí Minh, thì đừng chần chừ gì hãy thử một lần đắm chìm trong môi trường 100% sử dụng Anh ngữ tại English Town nhé! Hàng loạt những bài giảng thú vị, chương trình ngoại khóa sinh động, hệ thống cơ sở vật chất hiện đại cùng The Little New York Cafe – tiệm cà phê xinh xắn ngay trong khuôn viên “thành phố” sẽ khiến bạn tức khắc “phải lòng” ngôi nhà thứ hai vô cùng tuyệt vời này đấy!